[Chia sẻ] Cách nuôi chó Béc giê – Tất tần tật kinh nghiệm người mới
Như bạn đã biết thì Becgie là giống chó dữ dằn và khó thuần, nhưng với cách nuôi chó Becgie này, bạn sẽ hiểu tất tần tật kinh nghiệm để nuôi dưỡng và giúp chúng khỏe mạnh, mãi trung thành bên bạn. Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc điểm nổi bật của giống chó Becgie
Trước khi tìm hiểu cách nuôi và chăm sóc chó Becgie, thì chúng ta phải hiểu hết về tính cách, đặc điểm của giống này thì mới có kinh nghiệm nuôi tốt được.
1.1. Đặc điểm ngoại hình
Nằm trong danh sách những chú chó trung thành nhất, chó Becgie rất thông minh và có thể huấn luyện một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, Becgie có thể phân biệt tâm trạng của chủ nhân, có thể đoán được khi nào bạn vui hay khi nào bạn buồn.
Bên cạnh đó, thì Becgie rất thân thiện và cực kỳ gần gũi với người già và trẻ nhỏ. Nên đừng vì ngoại hình đáng sợ của chúng mà nghĩ chúng không gần gũi nhé!
1.2. Đặc điểm tính cách
Đây là giống chó lớn, tính đến hiện tại chúng đã được thuần hóa và nuôi dưỡng nên không có đặc điểm giống tổ tiên nữa. Nhìn chung thì các đặc điểm để nhận biết như sau:
- Một chú Becgie trưởng thành thường cân nặng sẽ từ 30-40kg, cao khoảng 60-65cm.
- Trông ngoại hình to lớn và cơ bắp khá săn chắc.
- Lớp lông màu đen sẫm, đen tuyền hoặc đen nâu. Có một số loài đặc biệt hơn thì có màu trắng tuyền, cam đậm và lam sẫm.
- Đặc điểm bộ lông là có 2 lớp. Lớp trong ngắn và dày, lớp ngoài thô và dài hơn.
[Tiết Lộ] 5+ Cách nuôi chó Rottweiler #An toàn #Hiệu quả
1.3. Phân loại giống chó Becgie
Hiện nay, có 3 giống điển hình như Becgie Đức, chó Becgie Bỉ, chó Becgie Nga,… được coi là thuần chủng và phổ biến nhất.
Tuy nhiên ngoài ra, còn có các giống Becgie lai như: Becgie lai Husky, Becgie lai Rottweiler, Becgie lai chó Cỏ, Becgie lai Phú Quốc, Becgie lai Corgi, Becgie lai Alaska,…

2. Cách nuôi chó Becgie – Chia sẻ kinh nghiệm từ A-Z
2.1. Không gian và môi trường sống
Với ngoại hình to lớn, thì Becgie cần không gian sống rộng rãi, mát mẻ thông thoáng. Thích hợp với những ngôi nhà có khoảng sân lớn để chạy nhảy, vận động hay thực hiện các bài tập huấn luyện.
Nếu nuôi nhốt chúng quá thường xuyên trong không gian chật hẹp như chuồng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của chó Béc giê. Thậm chí khiến chúng dễ sinh bệnh và trầm cảm.
Becgie có nguồn gốc từ vùng Châu Âu có khí hậu ôn hoà cộng với đặc điểm bộ lông hai lớp khiến chúng khó thích nghi với thời tiết nắng nóng. Do vậy, hãy nuôi chúng trong không gian mát mẻ, nên có quạt mát hoặc máy lạnh vào ngày hè nóng.
2.2. Thức ăn và chế độ dinh dưỡng của chó Becgie
Như cách nuôi chó Becgie, thì đây là một giống chó có kích thước nên, vận động nhiều nên chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu cơ thể là vô cùng quan trọng. Đồ ăn cần đảm bảo các nhóm dinh dưỡng như chất xơ và vitamin từ rau và củ quả… Chất béo tốt từ loại dầu thực vật: dầu olive, dầu dừa… tinh bột từ cơm,…
Đồng thời nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng của chó Becgie theo giai đoạn như sau:
- Từ 2–3 tháng tuổi: Thời điểm này, Becgie con vẫn còn chưa phát triển toàn diện, vừa cai sữa mẹ và bắt đầu ăn thức ăn đặc. Nếu là thức ăn khô như hạt thì cần ngâm qua sữa/nước cho mềm. Còn nếu tự nấu thì hãy cho ăn cơm nhão, cháo với thịt và rau củ xay nhuyễn. Chia thành 3-4 bữa/ngày với 200gr thức ăn/lần.
- Từ 3-6 tháng tuổi: Giảm còn 3 bữa/ngày với khoảng 300–350gr/lần. Lúc này bạn cần bổ sung thêm protein từ thịt động vật, canxi và vitamin để giúp chúng phát triển và hoàn thiện cấu trúc xương.
- Từ 6 tháng tuổi trở lên: Bước vào giai đoạn trưởng thành, nên Becgie cũng cần tăng lượng thức ăn lên. Nên cho Béc giê ăn lượng thức ăn bằng 3-4% cân nặng và chia đều ra khoảng 3 bữa/ngày.
- Từ 18 tháng tuổi trở lên: Đây là độ tuổi trưởng thành, nên chế độ Becgie vẫn duy trì như cũ, có thẻ theo lối sống của gia đình. Không nên ăn quá nhiều bởi dễ gây bệnh béo phì.
[CHIA SẺ] Cách nuôi chó Golden Retriever chuẩn nhất năm 2023

2.3. Cách chăm sóc, vệ sinh chó Becgie
Becgie có bộ lông rất dày và thường bị rụng lông, nên cần chải lông thường xuyên, ít nhất là 3-4 lần mỗi tuần. Trong lúc chải lông, bạn hãy kết hợp kiểm tra để phát triển các bệnh ký sinh trùng, ve, rận để xử lý kịp thời.
Không nên tắm quá thường xuyên cho chó Becgie, bởi làm vậy sẽ dễ dàng làm mất đi lớp dầu tự nhiên khiến lông bị xơ, khô hơn. Chỉ cần tắm cho cún 2-3 lần/tháng là đủ.
Về các vấn đề vệ sinh khác như:
- Vệ sinh tai bằng bông gòn mỗi tuần.
- Lau gỉ mắt cho chó Béc Giê hàng ngày để tránh viêm nhiễm.
- Đánh răng thường xuyên để hạn chế các vấn đề nha chu, hôi miệng.
- Cắt móng 1 lần/tháng và nên thực hiện từ khi còn nhỏ để tạo thói quen hợp tác tốt.
- Giữ gìn vệ sinh chuồng ngủ sạch sẽ để tránh ve bọ, vi khuẩn phát triển.
2.4. Cách nuôi chó Becgie và huấn luyện
Mức vận động của chó chăn cừu Becgie này luôn ở mức cao, nên cần vận động mỗi ngày, việc này không chỉ giúp chúng khỏe mạnh và còn phát triển tối đa sức bền. Nếu không được giải phóng năng lượng, Becgie sẽ thất vọng và buồn chán, xấu tính như sủa nhiều hơn.
Điểm cộng là chó Becgie là rất thông minh, học hỏi nhanh nên việc huấn luyện cũng trở nên dễ dàng hơn. Và bạn có thể thực hiện như sau:
- Từ khoảng 2–3 tháng tuổi: Khi chó còn bé, bạn cần giúp chúng làm quen dần với xã hội và môi trường sống. Gặp gỡ với nhiều người hơn, để khi lớn lên, chúng không hung dữ hay phản ứng mạnh khi có người lạ đến gần.
Lúc này bạn hãy huấn luyện từ các bài cơ bản như nhận biết tên, lệnh nằm/ngồi/bắt tay và dạy chó đi vệ sinh đúng giờ, đúng chỗ.
- Từ 3–6 tháng tuổi: Độ tuổi này, Becgie cần vận động nhiều, nên hãy bắt đầu với việc huấn luyện cao hơn như chạy theo xe đạp, ném bóng, đánh hơi tìm đồ vật…
- Từ 6 tháng tuổi trở đi: Hãy duy trì vận động mỗi ngày. Muốn huấn luyện bài bản và chuyên sâu hơn thì hãy gửi tới các trung tâm đào tạo chó chuyên nghiệp. Để Becgie nhanh nhẹ, ngoan ngoãn hơn.
[Chia sẻ] Cách nuôi chó khi đi làm cả ngày chi tiết [A – Z] #2023
2.5. Các vấn đề về sức khoẻ của Becgie
Ngoài cách nuôi chó Becgie như trên, thì Becgie to lớn, khỏe mạnh mà ít bị bệnh vặt, tuy nhiên lại nằm trong danh sách các chú chó cảnh có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm nhất, có thể kể đến như:
- Các bệnh di truyền như: loạn khớp xương hông, suy tuyến giáp, teo võng PRA… Nên để tránh các bệnh này, bạn cần tìm chỗ mua uy tín và rõ nguồn gốc để đảm bảo không mua phải chú chó nào bị bệnh di truyền.
- Các bệnh truyền nhiễm do virus nguy hiểm như: Care, bệnh Parvo, bệnh dại… Vì vậy hãy đảm bảo tiêm vacxin đầy đủ từ lúc 2 tháng tuổi và hạn chế tiếp xúc với chó ngoài đường hay ở trại cứu hộ.
- Nhiễm ký sinh trùng máu: Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm đến như ký sinh trùng trên da như ve, bọ chét… Các dấu hiệu dễ nhận thấy như sốc nhiệt, bỏ ăn, mệt mỏi. Nếu phát hiện kịp thời cần đưa đến bệnh viện để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Bị sốc nhiệt: Đây là bệnh phổ biến đặc biệt vào mùa nóng. Nên hãy để chúng sống trong môi trường mát mẻ và có máy lạnh.
- Các vấn đề trên da: Chính vì bộ lông dày nên bệnh viêm da thường thấy ở chó Becgie. Để đề phòng hãy vệ sinh thường xuyên cho chúng sạch sẽ.
Tìm hiểu tất tần tật về chó Becgie
3. Một số lưu ý khi nuôi chó Becgie
Ngoài cách nuôi dạy chó Becgie như trên, thì bạn cần lưu ý một số điều sau để hạn chế các bệnh và giúp Becgie khoẻ mạnh như sau:
- Môi trường sống thoải mái, sạch sẽ và thoáng mát.
- Có chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn tuổi.
- Vệ sinh chuồng trại và tắm chó thường xuyên.
- Tiêm ngừa bệnh cho chó theo chỉ dẫn của thú y.
Trên đây là bài viết của Kimipet về cách nuôi chó Becgie hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hy vọng, các bạn đã có kinh nghiệm để chăm sóc một người bạn trung thành của gia đình mình!