Công Ty TNHH Kimipet Việt Nam > Tin tức > Mèo run chân sau có sao không? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Mèo run chân sau có sao không? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Mèo bị run chân sau có nguyên nhân đến từ đâu? Đây có phải là một hiện tượng nguy hiểm đáng lo ngại hay không, và cách khắc phục cụ thể như thế nào? Nếu mèo cưng nhà bạn cũng đang gặp vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để được hướng dẫn chi tiết cách xử lý và khắc phục nhé.

Tìm hiểu bệnh run chân sau ở mèo
Tìm hiểu bệnh run chân sau ở mèo

1. Nguyên nhân khiến mèo bị run chân sau

Chân sau của mèo bị run là một trong những tình trạng thường khiến chúng gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển cũng như sinh hoạt. Hiện tượng này được cho là có liên quan trực tiếp đến sự điều khiển của não bộ, các dây thần kinh cũng như các nhóm cơ và cột sống.

Hay nói cách khác, nguyên nhân trực tiếp khiến mèo bị rung chân sau thường là do tổn thương ẩn sâu từ các khu vực này gây ra trong các trường hợp như:

  • Mèo bị thiếu hụt canxi: Dẫn đến tình trạng loãng xương và khiến cho xương chi bị yếu đi, gây run chân và khó khăn trong di chuyển.
  • Mèo gặp các tổn thương do tai nạn: Như ngã từ trên cao xuống, bị va đập mạnh hoặc vật nặng chèn vào chân sau.
  • Mèo bị mắc các bệnh lý về viêm khớp, thoái hóa khớp: Khiến cho mô sụn yếu và mỏng đi, từ đó gây run chân cũng như đau đớn cho mèo.
  • Mèo bị tắc nghẽn mạch máu: Làm cho tuần hoàn máu không thể lưu thông xuống chân, gây run chân.
  • Mèo bị mắc các bệnh tiểu đường, béo phì: Từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm lên hệ thần kinh và xương khớp và dẫn đến hiện tượng run chân sau ở mèo.
  • Xương mèo bị nhiễm trùng hoặc viêm các vùng cơ mô xung quanh cột sống.
  • Ngoài ra, các bệnh lý như suy thận, viêm phúc mạc hoặc ngộ độc botulism cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng run chân ở mèo.
Biểu hiện mệt mỏi lười vận động của mèo
Biểu hiện mệt mỏi lười vận động của mèo

2. Biểu hiện mèo bị run chân sau

So với các bệnh lý phổ biến khác, hiện tượng này thường rất khó để phát hiện do các biểu hiện thường không quá rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường khác.

Hơn thế nữa, mèo cũng thường có tập tính giấu bệnh. Do đó, để phát hiện tình trạng mèo bị run chân sớm nhất nhằm có phương án can thiệp và điều trị kịp thời, chủ nuôi nên quan sát kỹ các biểu hiện bất thường ở mèo để nhận biết được tình trạng mèo bị run chân sớm như sau:

  • Mèo có biểu hiện mệt mỏi, lười vận động, ngại di chuyển, không nhanh nhẹn và chạy nhảy như bình thường.
  • Mèo di chuyển loạng choạng, đi đứng không vững và dễ bị ngã.
  • Khi di chuyển chỉ chủ yếu đi bằng hai chân trước, còn hai chân sau kéo lê.
  • Mèo khó kiểm soát và gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh.
  • Có thể xuất hiện các biểu hiện đau đớn hoặc thường xuyên liếm láp phần lông thân dưới nhiều hơn.

Lúc này, chủ nuôi nên đưa mèo đến các cơ sở, bệnh viện thú y để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh kéo dài sẽ khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn, gây khó khăn cho việc điều trị..

3. Hướng dẫn cách điều trị mèo bị run chân sau

Khi phát hiện chân sau của mèo bị run với các triệu chứng rõ rệt như trên, phương án xử lý thích hợp nhất là nên đưa mèo đến các phòng khám thú y để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh nhằm có phương án điều trị kịp thời nhất.

Tránh tự ý điều trị cho mèo khi không có kiến thức và kỹ năng chuyên môn sẽ khiến tình trạng của mèo có thể diễn biến nghiêm trọng hơn.

Thông thường, khi điều trị bệnh này, bước đầu tiên, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng run chân cho mèo bằng hàng loạt các phương pháp như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu: Nhằm xác định việc chân mèo bị run có liên quan đến việc nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nhiễm độc, nhiễm trùng hay không?
  • Chụp X-quang: Phương pháp này thường được áp dụng đối với các bé mèo có dấu hiệu bị chấn thương. Sau khi thực hiện chụp X-quang, các bác sĩ sẽ có thể dễ dàng xác định cột sống của mèo có bị tổn thương không hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng, viêm dây thần kinh hay lệch đĩa đệm, đông máu tắc nghẽn, khối u bất thường hay không, từ đó đưa ra được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng run chân ở mèo.
Chụp x-quang theo dõi cho mèo
Chụp x-quang theo dõi cho mèo
  • Chụp CT, MRI: Trong trường hợp chụp X – quang mà vẫn không thể tìm ra nguyên nhân chính xác, chụp CT – MRI sẽ là bước cần thiết để các bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng run chân ở mèo có phải là do những tổn thương tiềm ẩn sâu trong cột sống hoặc não bộ của mèo hay không?
  • Sinh thiết: Đây sẽ là phương pháp cuối cùng nếu việc tiến hành 3 phương pháp trên mà vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng run chân ở mèo. Thông thường, khi tiến hành sinh thiết, mèo sẽ được lấy dịch ở cột sống, dây thần kinh hoặc cơ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ thú y xác định mèo có bị nhiễm trùng não hay cột sống hay không?

Sau khi đã tiến hành các xét nghiệm và tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh cho mèo, lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình hình cụ thể của từng bé mèo. Trong đó một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng đó là:

  • Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau kết hợp các biện pháp giảm áp lực lên cột sống và chân sau: Thường áp dụng cho các trường hợp mèo bị chấn thương, tuy nhiên vết thương không quá nặng và nghiêm trọng.
  • Sử dụng kháng sinh: Thường được áp dụng trong trường hợp chân mèo bị run do nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật: Áp dụng đối với các trường hợp mèo bị tổn thương nặng như có khối u, đứt dây thần kinh hoặc bị tắc nghẽn lưu thông máu.
  • Ngoài ra, đối với các trường hợp như mèo có biểu hiện đau đớn, không kiểm soát được việc đi vệ sinh thì mèo sẽ phải tiến hành nhập viện để được điều trị chuyên môn kết hợp đút thêm ống thông để làm sạch bàng quang.

Trên đây là tất tật những thông tin liên quan đến việc mèo bị run chân sau cũng như cách khắc phục hiệu quả của Kimipet. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để không bị bối rối khi mèo cưng gặp phải tình trạng này.

0836305555