Mèo bị rận tai điều trị như thế nào? #Điều trị #Phòng ngừa
Mèo bị rận tai phải làm sao? Theo chuyên gia Master Thùy Linh Nguyễn chia sẻ có 3 phương pháp điều trị bệnh rận tai ở mèo hiệu quả hiện nay: chích thuốc, dùng thuốc nhỏ tai, dùng thuốc nhỏ gáy. Vậy cách thực hiện các biện pháp này như thế nào? Cùng kimipet.vn tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết này nhé!

1. Dấu hiệu mèo bị rận tai
Rận tai mèo là một trong những bệnh lý phổ biến và rất dễ lây lan ở loài mèo. Tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và thường có những triệu chứng khá dễ để nhận biết khi mắc phải như sau:
- Vùng tai bị nhiễm rận thường có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
- Ống tai có thể chảy mủ khô hoặc xuất hiện các lớp vảy đen, nâu đỏ.
- Mèo thường xuyên lắc đầu hoặc gãi mạnh tại các vùng đầu, cổ, tai gây chảy máu vùng tai.
- Có mùi hôi khó chịu phát ra từ tai mèo.
Lúc này cần đưa ngay mèo cưng đến các phòng khám, bệnh viện thú ý để được chẩn đoán chính xác và có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp tình trạng bệnh không diễn tiến nặng hơn.

2. Mèo bị rận tai phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả
Mèo bị rận tai tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng cần được điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng không lường. Trong đó một số cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng khi mèo bị nhiễm rận tai theo lời khuyên của các chuyên gia đó là:
2.1. Chích thuốc
Thực hiện phương pháp điều trị này, bạn cần lưu ý phải có sự chỉ định cũng như hỗ trợ hướng dẫn của các bác sĩ thú y để đảm bảo việc chích thuốc điều trị được diễn ra an toàn, chính xác nhất, không gây nguy hiểm cho mèo cưng.
Ngoài ra, biện pháp chích thuốc điều trị cũng chỉ nên thực hiện khi mèo hoàn toàn khỏe mạnh và đủ 6 tháng tuổi trở lên. Tránh áp dụng cho các bé mèo bé hơn sẽ khiến sức khỏe không được đảm bảo và gây nguy hiểm cho mèo.
Đồng thời, sau khi chích thuốc điều trị cũng nên lưu ý không thực hiện tắm rửa cho mèo trong vòng một tuần để sức khoẻ mèo có thể phục hồi tốt nhất.
2.2. Dùng thuốc nhỏ gáy trị rận tai mèo
Các loại thuốc nhỏ gáy trị rận tai mèo được sử dụng phổ biến nhất là các loại thuốc có chứa Salemectin như Revolution hay Stronghold.
Với phương pháp điều trị này, cách thực hiện cụ thể sẽ như sau:
- Dùng tay vuốt ngược lông ở vùng gáy mèo lên, sau đó nhỏ thuốc theo liều lượng hướng dẫn xuống vùng gáy sau cổ (giữa 2 xương vai) của mèo.
- Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau từ 1 – 2 ngày đồng thời có hiệu quả kéo dài lên đến 6 – 7 tháng.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất cũng như đảm bảo an toàn tối ưu cho mèo cưng khi điều trị bằng phương pháp này, bạn cũng nên lưu ý một số điều quan trọng như sau:
- Không thực hiện tắm rửa cho mèo trong vòng 1 tuần kể từ sau khi nhỏ thuốc.
- Nên dùng vòng cổ chống liếm để tránh cho mèo không liếm vào các vùng lông đã bôi thuốc.
- Không dùng thuốc quá 1 lần trong 1 tháng.
- Đối với các bé mèo dưới 2 tháng tuổi bị nhiễm rận tai, tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp điều trị này.

2.3. Dùng thuốc nhỏ tai trị rận mèo
Mèo bị rận tai phải làm sao? Phương pháp nhỏ tai trị rận tai mèo điều trị khá tối ưu và đồng thời cũng là phương pháp điều trị mèo bị rận tai được khá an toàn được nhiều các bác sĩ thú y khuyên dùng hiện nay. Trong đó, một số loại thuốc nhỏ tai đặc trị phổ biến nhất đó là: dexoryl hay otoklen,….
Để thực hiện nhỏ tai trị rận mèo đúng cách, bạn nên tiến hành như sau:
- Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc để biết liều lượng và tần suất dùng phù hợp trong quá trình điều trị cho mèo.
- Bước 2: Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết bao gồm: nước muối sinh lý, bông, tăm bông, thuốc nhỏ tai.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ cho tai mèo bằng nước muối sinh lý nhằm tránh cho bụi bẩn cũng như ráy tai có thể làm cản trở hiệu quả điều trị của thuốc nhỏ tai.
- Bước 4: Nhỏ thuốc điều trị
- Đặt mèo ở vị trí đối diện sao cho thuận tiện với tư thế nhỏ thuốc của bạn nhất.
- Sau đó nhẹ nhàng ấn vai mèo xuống để cố định chúng và ngăn không cho chúng cử động.
- Tiếp theo nhỏ thuốc điều trị theo đúng liều lượng hướng dẫn, rồi dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ xoa tai mèo một cách nhẹ nhàng để thuốc ngấm sâu hơn.
- Cuối cùng để mèo lắc đầu rồi bông lau hết phần ráy tai trồi ra ngoài là xong.
Về cơ bản, đây là phương pháp điều trị rận tai mèo tại nhà khá an toàn và ít gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mèo cưng khi điều trị bằng phương pháp này, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Không dùng tăm bông ngoáy sâu tai mèo: Khi vệ sinh tai mèo cần tránh dùng tăm bông ngoáy quá sâu khiến tai mèo có thể bị tổn thương.
- Nhờ người giúp đỡ: Nếu mèo tỏ ra không hợp tác trong quá trình nhỏ thuốc có thể dùng khăn bông mềm quấn mèo lại hoặc nhờ người khác hỗ trợ giữ mèo tốt hơn.
- Theo dõi mèo khi khi nhỏ thuốc trị rận tai: Trong trường hợp mèo xảy ra các biểu hiện bất thường sau khi nhỏ thuốc nên đưa mèo ngay đến các bệnh viện thú y để được can thiệp kịp thời.

3. Cách phòng tránh rận tai mèo tái nhiễm
Thông tin bên trên đã giải thích rõ ràng cho câu hỏi mèo bị rận tai phải làm sao? Ngoài ra, sau khi điều trị cho mèo, để phòng tránh bệnh lý rận tai mèo tai nhiễm, bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp hữu ích và hiệu quả như sau:
3.1. Sử dụng thuốc Selamectin
Đây là thuốc nhỏ gáy có tác dụng kiểm soát ký sinh trùng cũng như tiêu diệt bọ chét, gian sán đường ruột và rận mèo rất hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại thuốc này theo hướng dẫn để phòng ngừa tái nhiễm rận tai mèo cho mèo cưng một cách đơn giản, an toàn ngay tại nhà.
3.2. Sử dụng thuốc chứa Fipronil
Nếu Selamectin là thuốc nhỏ gáy chuyên dùng để phòng ngừa bọ chét, ký sinh trùng, giun sán đường ruột thì Fipronil lại được biết đến nhiều hơn với tác dụng tiêu diệt ve, rận, bọ chét và các loại ký sinh trùng.
Chúng thường được sử dụng bằng cách phun ngoài da lên chân sau của mèo để giúp ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm xảy ra khi mèo dùng chân nhiễm rận để gãi lên tai.
3.3. Đưa mèo đi khám định kỳ
Việc này sẽ giúp mèo cưng được phát hiện sớm và được chẩn đoán chính xác các dấu hiệu bệnh trong trường hợp tái nhiễm trở lại, từ đó có được phương pháp điều trị kịp thời giúp trị bệnh dứt điểm và đảm bảo sức khoẻ mèo được phục hồi nhanh chóng nhất có thể.
Trên đây là những thông tin giải đáp mèo bị rận tai phải làm sao? Hy vọng bài viết trên của Kimipet mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để biết cách xử lý đúng đắn khi mèo bị nhiễm rận tai.