[Chia sẻ] 4+ Nguyên nhân chó đi ngoài ra máu – Kinh nghiệm người mới
Công Ty TNHH Kimipet Việt Nam > Tin tức > [Chia sẻ] 4+ Nguyên nhân chó đi ngoài ra máu – Kinh nghiệm người mới

[Chia sẻ] 4+ Nguyên nhân chó đi ngoài ra máu – Kinh nghiệm người mới

Bạn có biết tại sao chó đi ngoài ra máu chưa? Việc cún cưng của bạn đi ngoài ra máu tươi khiến bạn rất lo lắng ? Cùng Kimi Pet tìm hiểu 6+ nguyên nhân tại sao và cách giải quyết khi chó nhà bạn có các biểu hiện của việc đi ngoài ra máu trong bài viết dưới đây nhé.

chó đi ngoài ra máu
Chó đi ngoài tiêu chảy ra máu

1. Biểu hiện đi ngoài ra máu ở chó

Đặt phân của cún cưng lên giấy trắng thấm nước. Kiểm tra các dấu hiệu bất thường trong phân chó với các biểu hiện như sau: 

  • Kiểm tra xem có xuất hiện một tông màu đỏ có khuếch tán từ phân không. Nếu có, đó là bằng chứng cho thấy chó của bạn đang gặp phải melena.
  • Nếu bạn tìm thấy máu, các nguyên nhân có thể khác nhau và từ các vấn đề nhỏ, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, thức ăn hạt cho chó hay đồ hộp – pate cho chó đến các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh parvo ở chó.

2. Nguyên nhân chó đi ngoài ra máu tươi

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chó đi ngoài bị ra máu và phổ biến nhất vẫn là căn bệnh đường ruột cấp tính còn gọi là Parvo. Đây là loại bệnh rất hay gặp ở chó và bệnh này dẫn đến tình trạng tử vong rất cao.

Tuy nhiên, nếu phát hiện và chữa trị tuyệt vời thì chó cưng của bạn vẫn có cơ hội sống sót rất cao.

Hãy cẩn thận quan sát thú cưng để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh để có thể điều trị kịp thời, hiệu quả. Các dấu hiệu bệnh thường gặp như sau:

  • Chó ỉa ra máu, tiêu chảy kéo dài, bỏ ăn và nôn mửa.
  • Chó không hiếu động như ngày thường, mệt mỏi, ủ rũ, cơ thể suy nhược, thở hổn hển và phân có mùi hôi khó chịu

Nguyên nhân chó đi ngoài bị ra máu tươi

Nguyên nhân chó đi ngoài bị ra máu tươi

[Update] 5+ Nguyên nhân của việc chó đi ngoài ra máu có mùi tanh #Cực chuẩn 2023

3. 4+ Nguyên nhân khiến chó đi ngoài ra máu 

3.1. Chó bị tiêu chảy ra máu do viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính

Bệnh viêm ruột cấp tính là một bệnh phổ biến và thường xảy ra ở chó nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Vì đây là giai đoạn sức đề kháng của chó còn yếu nên khả năng tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biểu hiện thường thấy là chó bị tiêu chảy ra máu, phân mùi chua, tanh, cơ thể mệt mỏi, một số có biểu hiện sốt cao.

Ở giai đoạn nhẹ, chó vẫn có khả năng bú mẹ và đi lại bình thường. Cần điều trị ngay ở giai đoạn này, nếu để về sau, mức độ nguy hiểm đến tính mạng của chó càng tăng, thậm chí là không có khả năng cứu chữa.

Điều trị:

  • Khi chó bị bệnh phải cách ly điều trị, tránh lây sang chó khoẻ.
  • Ngừng cho ăn trong vòng 24 giờ, truyền dịch để bù nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất). Nếu không truyền dịch được thì dùng chất điện giải pha với nước sạch cho chó uống (nếu chó không tự uống được thì dùng xi lanh bơm vào miệng, ít nhất 3 lần/ngày).
  • Dùng thuốc cắt nôn bằng cách tiêm thuốc Antropin với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng.
  • Dùng thuốc cầm máu bằng cách tiêm Vitamin K với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng hoặc cho chó uống nước lá cây nhọ nồi, ngày 2 – 3 lần.
  • Dùng các loại thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng như Marphamox, Anfnor TTS, Octacin… với liều 1ml/5 – 7 kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần, tiêm liên tục 3 – 4 ngày.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được cho chó ăn chất mỡ, tanh. Sau khi chó hồi phục hoàn toàn nên tẩy giun, sán. Không nên tự ý điều trị tại nhà khi không am hiểu về tình trạng bệnh cũng như chưa có lời khuyên từ các bác sĩ.

[Giải đáp] Tại sao chó ăn phân | Đơn giản, Dễ hiểu

3.2. Chó đi ngoài ra máu do bệnh Carre, bệnh Parvovirus

Bệnh Carre và bệnh Parvovirus giống như căn bệnh ung thư ở người. Khi mắc bệnh này, khả năng cứu sống ở mức rất thấp nếu được phát hiện sớm và bằng không nếu phát hiện không kịp thời. 

Chó mắc phải bệnh này thường có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, khó thở,… Trong khoảng thời gian từ 3-6 ngày chó sẽ sốt cao trong khoảng 02 ngày sau đó giảm bớt. Sau đó, chó tiếp tục sốt cao cho đến chết hoặc cơ thể suy kiệt nghiêm trọng. Chó bị tiêu chảy ra máu liên tục, dẫn đến mất nước mà kiệt sức.

Đối với loại bệnh này, việc phát hiện và đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh chó mèo sớm là yếu tố quyết định đến sự sống còn của thú cưng.

Vì vậy, đừng cố gắng khắc phục tại nhà mà hay nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ để tăng tỉ lệ sống cho chúng.

Chó đi ngoài bị ra máu do bệnh Carre, bệnh Parvovirus

Chó đi ngoài bị ra máu do bệnh Carre, bệnh Parvovirus

3.3. Ký sinh trùng khiến chó đi ngoài ra máu

Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng máu trong phân, chó đi ngoài bị ra máu. Các ký sinh trùng phổ biến nhất gây ra máu trong phân là giun móc, giun đũa và giun tròn.

Ngoài máu xuất hiện trong phân thú cưng của bạn, có những dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng khác cho thấy rằng con chó của bạn có giun.

3.4. Ăn kiêng

Ăn quá nhiều, lạm dụng sữa cho chó hoặc ăn kiêng có thể gây kích thích đại tràng của chó, gây tiêu chảy và phân có máu, cũng có thể có chất nhầy. Những thay đổi trong chế độ ăn của chó có thể có tác động tương tự. 

Nếu bạn đang chuyển đổi thức ăn cho chó của bạn, hãy làm như vậy dần dần trong vài ngày. Nếu thay đổi chế độ ăn uống được thực hiện quá đột ngột, nôn mửa và tiêu chảy có thể diễn ra. Ngay cả việc cho con chó của bạn một điều trị mới hoặc cho nó ăn thức ăn của con người có thể gây ra một đại tràng bị viêm.

4. Cách chăm sóc khi chó đi ngoài ra máu 

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của thú cưng mà chủ nuôi cần có các chăm sóc riêng biệt. Trong đó có một số lưu ý khi chăm sóc chó bị đi ngoài ra máu tươi quan trọng như sau:

  • Giữ vệ sinh chỗ ở cho cún được khô ráo, hãy nhốt riêng vào một chuồng và cách ký với các con chó khác. Kê cao chuồng hơn mặt đất khoảng 10cm, có các khay có lỗ thoát nước. 
  • Mỗi khi thấy cún nôn mửa, tiêu chảy hãy tiến hành làm sạch và dọn ngay khu vực chỗ ở Tuyệt đối không để dịch nôn và phân vấy vào người cún bởi điều này sẽ khiến bệnh của cún nặng thêm.
  • Nếu cún bị bệnh vào mùa đông, hãy có biện pháp giữ ấm, dùng đèn sưởi để giữ ấm, lót chỗ nằm cho cún, che chắn chuồng chó tránh không để gió lùa vào.
  • Nếu cún bị bệnh vào mùa hè nóng bức, hãy giữ chuồng được thông thoáng, có thể sử dụng quạt để hỗ trợ, không để ánh nắng chiếu vào cún.

Cách chăm sóc

Trên đây là bài viết của Kimipet về 4+ nguyên nhân chó đi ngoài ra máu. Hy vọng, các bạn đã có kinh nghiệm để chăm sóc một người bạn trung thành của gia đình mình!

0836305555