Hướng dẫn cách điều trị chó bị co giật tại nhà an toàn và hiệu quả
Tìm hiểu cách chữa trị chó bị co giật tại nhà để giúp làm giảm tình trạng mà thú cưng đang gặp phải và nhanh chóng khỏe mạnh. Cùng Kimi Pet tìm hiểu chi tiết trong bài viết này bạn nhé!
![Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở chó](https://kimipet.vn/wp-content/uploads/2022/07/cach-chua-tri-cho-bi-co-giat-tai-nha.jpg)
1. Nguyên nhân chó bị co giật là gì?
Bạn cần biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở chó để có thể có cách điều trị phù hợp và phòng ngừa tình trạng này có thể xảy ra một thời gian sau đó.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng co giật ở chó, mà bạn cần biết:
- Do căng cơ
- Do thiếu canxi
- Vì quá mệt mỏi
- Do nhiệt độ thấp
- Vì cơ bắp bị tổn thương
- Vì bị mất chất điện giải
- Vì cho đang có vấn đề về thần kinh
Trên đây là 7 nguyên nhân chính dẫn đến chứng co giật ở chó. Bạn cần nắm bắt được các nguyên nhân này để có thể đưa ra các cách điều trị chứng co giật ở chó một cách phù hợp nhất.
>>>>> Có thể bạn chưa biết: TOP 15 các bệnh thường gặp ở chó
2. Biểu hiện khi chó bị co giật là gì?
Để biết chính xác rằng thú cưng có đang bị chứng co giật hay không thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các biểu hiện thường gặp khi chó gặp tình trạng co giật. Biểu hiện thường thấy nhất khi chó bị co giật đó là: bị sùi bọt mép, bị run lẩy bẩy, có giật toàn thân,…
Ngoài ra, còn một số biểu hiện nổi bật mà bạn cần chú ý như:
2.1. Chó bị co giật đi loạng choạng
Khi bị chứng co giật chó khá mệt mỏi và đờ đẫn kèm theo đó là việc đi lại loạng choạng. Bên cạnh đó, chó cũng gặp tình trạng co giật toàn thân và miệng cũng không thể khép lại được.
Nếu thú cưng nhà bạn có biểu hiện trên thì bạn cần giữ bình tĩnh và có thể áp dụng cách chữa trị chó bị co giật tại nhà ngay bên dưới đây.
Cách chữa chó bị ho khạc tại nhà hiệu quả
2.2. Chó bị co giật sùi bọt mép
Đây cũng là một biểu hiện khá phổ biến và dễ dàng nhận thấy. Trường hợp chó bị co giật kèm sùi bọt mép thường là do bị nhiễm độc hoặc có vấn đề về thần kinh. Bạn cần đưa thú cưng đến cơ sở thú y gần nhất để được điều trị kịp thời.
2.3. Chó bị co giật kêu la
Khi chó co giật và kèm theo các biểu hiện như kêu la thì lúc này tình trạng của thú cưng đang khá nặng, có thể là bị chứng động kinh hoặc quá mệt mỏi. Cách tốt nhất đó là bạn nên đưa thú cưng đến gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, chó bị co giật thở dốc, khó thở, hơi thở nặng nề cũng là một biểu hiện thường thấy. Tuy nhiên, biểu hiện này không quá đáng ngại bạn có thể tham khảo cách điều trị chó bị co giật tại nhà ngay dưới đây.
![Biểu hiện chó bị co giật, mà bạn không nên bỏ qua](https://kimipet.vn/wp-content/uploads/2022/07/cach-dieu-tri-cho-bi-co-giat.jpg)
3. Cách chữa trị chó bị co giật tại nhà
Thường thì khi chó bị chứng co giật tốt nhất bạn nên đưa chúng đến trung tâm để các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị.
Vì nếu chó co giật vì bị các vấn đề về thân kinh như: động kinh, não phát triển không bình thường hoặc có thể là bệnh Care làm thú cưng bị mất kiểm soát, thì sẽ rất nguy hiểm đối với cả bạn và thú cưng.
3.1. Cách chữa chó bị co giật khi trời lạnh
Trời lạnh cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng co giật ở chó. Bởi lúc này chó đang không thể tự kiểm soát được thân nhiệt. Vì thế nếu trời quá lạnh và chó có biểu hiện bị co giật thì bạn có thể đưa chó đến nơi ấm hơn, tránh gió và mặc thêm đồ cho chúng.
[Chia sẻ] Cách chữa chó bị tiêu chảy và nôn không phải ai cũng biết
3.2. Trị co giật ở chó khi bị thiếu canxi
Việc thiếu canxi cũng dẫn tới tình trạng co giật ở chó. Cách chữa trị chó bị co giật tại nhà khi chó bị thiếu canxi thì bạn có thể bổ sung thêm canxi cho chó.
Bằng cách sử dụng các thực phẩm như: Thuốc bổ sung canxi cho chó Vegebrand, Bột dinh dưỡng canxi cho chó Chondroitin Calcium Powder.
3.3. Chữa co giật ở chó khi cơ bắp bị tổn thương
Trong trường hợp này thì bạn có thể massage, xoa bóp tại vùng cơ bị tổn thương của chúng. Thường thì chó bị co giật chân sau và chó bị co giật chân trước là phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ ẩm cơ thể cho chó. Và cần lưu ý không nên để chó vận động quá mức trong thời gian này, cần có thời gian để cho chó nghỉ ngơi tránh làm vết thương cơ bắp trở nặng hơn.
3.4. Chữa trị chứng co giật ở chó khi bị vấn đề về thần kinh
Trường hợp thú cưng bị co giật do có vấn đề về thần kinh thường là do não của chó phát triển không được bình thường, bị động kinh hoặc mắc bệnh Care.
Trường hợp này thì cần đưa chó đến các cơ sở thú y gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra cách chữa trị phù hợp nhất.
Tham khảo cách điều trị bệnh Care ở chó
4. Một số loại thuốc chống co giật cho chó
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống co giật để làm giảm tình trạng ngay tại nhà. Dưới đây là #2 loại thuốc chống co giật được khuyên dùng hàng đầu.
4.1. Thuốc chống co giật Zonisamide
Đây là loại thuốc được khuyên dùng hàng đầu khi chó gặp tình trạng co giật, thuốc có tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị co giật ở chó.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý khi không cho chó sử dụng nếu chó bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
4.2. Thuốc chống co giật K-Brovet
Thuốc có chứa thành phần Kali Bromua giúp điều trị cực hiệu quả với chó bị chứng co giật. Khi sử dụng thuốc K-Brovet thì không nên sử dụng nếu chó mẫn cảm với bromide. Và chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bạn cũng cần lưu ý rằng khi sử dụng thuốc chó có thể bị các tác dụng phụ như: buồn ngủ, chán ăn, táo bón,…
5. Một vài lưu ý khi chó bị chứng co giật
Dưới đây là một vài lưu ý khi chó bị co giật, mà bạn không nên bỏ qua:
- Bạn cần giữ cho bản thân bình tĩnh, theo dõi biểu hiện của chó để đưa ra cách chữa trị phù hợp nhất.
- Nếu chó có các biểu hiện lạ như sùi bọt mép, kêu la hay kích động thì không nên để tay gần miệng của chúng.
- Nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút và thường xuyên bị co giật thì bạn cần nhanh chóng đưa thú cưng đến trung tâm thú ý gần nhất.
Trên đây là chia sẻ từ Kimi Pet về cách chữa trị chó bị co giật tại nhà. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thể phần nào nắm bắt được nguyên nhân thú cưng đang mắc phải để có cách điều trị phù hợp nhất.