Chó bị nhiễm ký sinh trùng máu #Nguyên nhân #Biểu hiện #Cách điều trị
Bệnh nhiễm ký sinh trùng máu ở chó có thể lây lan nhanh giữa các cá thể chó, khi chúng tiếp xúc vết thương của nhau. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, chú cún nhiễm bệnh sẽ bị suy kiệt, thậm chí tử vong. Do vậy, mỗi chủ nuôi cần nắm bắt những triệu chứng cơ bản, chủ động phát hiện và cho cún đi khám, điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm ký sinh trùng máu ở chó
Nguyên nhân chủ yếu khiến chó bị nhiễm ký sinh trùng là do sự xâm nhập của một số chủng virus, vi khuẩn như: Babesia, Anaplasmosis và E.canis.
1.1. Nhiễm trùng máu do Babesia
Cho đến nay, người ta đã tìm ra 9 chủng Babesia gây bệnh trên chó. Những chủng virus này có khả năng xâm nhập vào cơ thể chó qua vết thương hở (chó lành và chó bệnh tiếp xúc trực tiếp vết thương của nhau).
Trong tự nhiên, Babesia tồn tại trong cơ thể của nhiều loài vật như:
- Động vật gặm nhấm: Thường tập trung số lượng lớn ký sinh trùng Babesia.
- Bọ chét: Tồn tại ngoài môi trường, ở những khu vực ẩm thấp, phát triển mạnh vào tháng 5 đến tháng 6. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ xâm nhập và sống ký sinh trên cơ thể chó.
Babesia thường phát triển âm thầm, ủ bệnh trong cơ thể chó trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh cũng có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm.
1.2. Do nhiễm khuẩn Anaplasma phagocytophilum
Vi khuẩn Anaplasma Phagocytophilum có khả năng xâm nhập vào cơ thể chó qua vết đốt của ve hươu hoặc ve chân đen. Ngoài ra, ve chó nâu cũng được xem như một trong những tác nhân hỗ trợ Anaplasma xâm nhập vào cơ thể của các chú chó.
Đặc điểm của những loài ve mang mầm bệnh Anaplasma Phagocytophilum là di chuyển rất nhanh, rơi từ bụi cây ẩm ướt vào vật chủ. Vòng đời của chúng chủ yếu chia thành 4 giai đoạn. Bao gồm:
- Giai đoạn 1: Trứng chứa ấu trùng.
- Giai đoạn 2: Ấu trùng phát triển hoàn thiện.
- Giai đoạn 3: Ấu trùng phát triển thành nhộng.
- Giai đoạn 4: Nhộng đến thời kỳ trưởng thành.
Đến giai đoạn trưởng thành, chúng có xu hướng xâm nhập vào cơ thể vật chủ (như chó), tạo điều kiện để vi khuẩn Anaplasma Phagocytophilum phát tán nhanh.

1.3. Do nhiễm khuẩn Ehrlichia canis (E. canis)
Đây một loại ký sinh trùng khá phổ biến, nằm trong chi Ehrlichiosis Sanguineus. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể chó thông qua các loại ký sinh trùng chân đốt, chẳng hạn như ve.
Không chỉ sống ký sinh trên chó mà E. canis còn phát triển mạnh trong môi trường chăn nuôi gia súc. Chó bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể ủ bệnh lên đến vài năm.
2. Triệu chứng bệnh nhiễm ký sinh trùng máu ở chó
Chó bị nhiễm ký sinh trùng máu cần phải điều trị sớm. Tuy nhiên, không phải chủ nuôi nào cũng phát hiện được cún cưng của mình bị bệnh trong giai đoạn đầu. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng nhất:
- Chán ăn: Cún thường xuyên bỏ bữa, không còn hoạt bát như bình thường.
- Cân nặng thay đổi thất thường: Cún bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Màu da và màu nước tiểu: Da và nước tiểu của cún có xu hướng chuyển vàng.
- Chảy máu: Những chú chó bị nhiễm ký sinh trùng ở máu hay bị chảy máu bất thường, niêm mạc bị xuất huyết.
- Triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa: Đi ngoài ra phân lỏng, nôn ói.

3. Cách điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng máu ở chó
Tùy theo bệnh lý cụ thể của cún, bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Để tránh biến chứng không mong muốn, chủ nuôi nên cho cún đi khám thú y định kỳ hoặc đi khám ngay khi nhận thấy cún xuất hiện triệu chứng bất thường.
Tại phòng khám thú y, bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà còn dùng đến thiết bị hiện đại để phục vụ quá trình thăm khám.
Phần lớn chó bị nhiễm ký sinh trùng máu đều được điều trị bằng thuốc. Thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng chú cún. Thường thì sau khoảng 2 tháng dùng thuốc, cún phải kiểm tra máu nhằm xác định lượng ký sinh trùng còn lại trong máu.
Trong thời gian trị bệnh cho cún cưng, chủ nuôi cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, điều trị tại nhà cho cún. Bởi đã có nhiều trường hợp, cún cưng gặp phải nguy hiểm do dùng không đúng loại thuốc.
4. Cần lưu ý gì khi chăm sóc chó bị nhiễm ký sinh trùng máu
Bên cạnh tuân thủ hướng dẫn điều trị, bạn còn phải chú ý đến chế độ ăn uống của cún. Bởi ký sinh trùng sau khi xâm nhập vào cơ thể cún cưng thường làm giảm số lượng tế bào máu.
Vậy nên, trong quá trình điều trị, bạn hãy ưu tiên cho cún ăn giữ thức ăn giàu chất sắt nhằm thúc đẩy sự sản sinh của tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho cún một số nhóm thực phẩm tốt cho máu khác như:
- Hải sản: Chẳng hạn như cá hồi, cá tráp, cá thu, cá mòi hoặc sò huyết. Đây là những thực phẩm rất giàu sắt. Tuy nhiên, có một số chú chó bị dị ứng với hải sản, vì thế, bạn nên cho chúng ăn thử 1 ít trước và theo dõi phản ứng để đảm bảo an toàn.
- Rau củ quả kích thích tạo máu: Mướp, bông cải xanh, súp lơ, khoai tây.
- Một số loại thực phẩm khác: Thịt gà, thịt nạc bò.
Nếu cún lười ăn rau củ quả, bạn nên nghiền nhỏ rồi trộn cùng các loại thức ăn khác hoặc bón cho cún.
Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung cho cún vitamin, khoáng chất tổng hợp, uống đủ nước mỗi ngày. Như vậy, đường tiêu hóa của cún sẽ hấp thụ tốt dinh dưỡng, tăng hiệu quả điều trị.

5. Cách phòng tránh bệnh nhiễm ký sinh trùng máu ở chó
Nhiễm ký sinh tùng máu ở chó hoàn toàn có thể phòng tránh. Theo đó, chủ nuôi cần cố gắng diệt trừ các loại ký sinh trùng như ve, giận, bọ chét,… chứa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cún.
Phần lớn những loại sinh vật này chủ yếu phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6. Dưới đây là một vài biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất:
- Phát quang bụi rậm quanh nhà: Ve hay nhiều loại ký sinh trùng khác thường tập trung trong bụi rậm.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi gia súc: Đây là môi trường tập trung các loại ve, rận chứa mầm bệnh.
- Rắc bột ve quanh khu vực cún hay chơi đùa, nghỉ ngơi: Cách trị ve này cực hiệu quả, giúp tiêu diệt ve nhanh chóng.
- Tắm rửa thường xuyên cho cún: Mỗi tháng, bạn có thể tắm cho cún 3 đến 4 lần nếu đang trong mùa hè. Còn nếu vào mùa đông, bạn nên tắm cho cún 1 hoặc 2 lần.
Nếu nhận thấy lông cún quá rậm rạp, bạn hãy cắt tỉa bớt lông nhằm hạn chế phần nào tình trạng ve tích tụ, hút máu truyền bệnh cho cún.

6. Câu hỏi liên quan về bệnh nhiễm ký sinh trùng máu ở chó
6.1. Bệnh ký sinh trùng máu ở chó có nguy hiểm không?
Câu trả lời là ‘’CÓ”’. Sinh vật sống ký sinh trên cơ thể chó chủ yếu hút máu, chất dinh dưỡng, gây bệnh. Không những vậy, chúng còn khiến cơ thể cún cưng tàn tạ (rụng lông, chảy máu, ngứa rát).
Trường hợp tế bào máu bị phá hủy nghiêm trọng, cún thậm chí còn có nguy cơ bị tử vong. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, cơ thể cún sẽ trở nên gầy gò, ốm yếu. Khi đó, hệ miễn dịch có xu hướng suy giảm, tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh tấn công.
Như vậy, bệnh lý liên quan đến ký sinh trùng máu nguy hiểm không kém những bệnh lý thường gặp khác như dại, care, parvo,… Vì thế, mỗi chủ nuôi cần tìm cách phòng bệnh cho cún.
6.2. Ký sinh trùng máu ở chó có lây sang người không?
Ký sinh trùng trong máu ở chó không thể lây nhiễm sang người qua vết cắn ngoài da. Thế nhưng, ve, rận, bọ chét,.. Vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể người gây ra vết đốt, ngứa ngáy khó chịu.
Bài viết trên đây của Kimipet đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin cũng như nguyên nhân, cách chữa trị, phòng bệnh nhiễm ký sinh trùng máu ở chó. Hy vọng qua những kiến thức này bạn sẽ cải thiện sức khỏe cho các boss tốt hơn nhé!