[TẠI SAO] Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục cái?
Công Ty TNHH Kimipet Việt Nam > Tin tức > Bộ phận sinh dục của chó cái bị chảy máu #Nguyên nhân #Giải pháp

Bộ phận sinh dục của chó cái bị chảy máu #Nguyên nhân #Giải pháp

Nguyên nhân chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục cái thường là do chó cái tới kỳ kinh nguyệt, chó đang mang thai, nguyên nhân khác,… Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Cùng kimipet.vn tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết này nhé!

Chó cái bị chảy máu ở bộ phận sinh dục - [CHUYÊN GIA] giải đáp
Chó cái bị chảy máu ở bộ phận sinh dục – [CHUYÊN GIA] giải đáp

1. Tại sao chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục cái?

Tình trạng này thực chất cũng không quá nguy hiểm và thường xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

1.1. Do kinh nguyệt

Ở các bé cún cái, chu kỳ sinh sản sẽ được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó, thời kỳ động dục sẽ là thời kỳ mà chó cái thường chảy máu từ vùng sinh dục nhiều nhất nhằm thu hút các con đực khác. Hiện tượng này thậm chí cũng có thể xảy ra ở ngay cả với các bé cún đã thực hiện triệt sản.

Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt ở cún cũng đa phần thường bắt đầu xuất hiện khi cún được từ 6 – 8 tháng tuổi với chu kỳ lặp lại khoảng 6 tháng hoặc nhiều lần trong năm.

Đây là một hiện tượng không hề đáng lo ngại. Chúng hoàn toàn có thể được giải quyết một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.

1.2. Do cún đang mang thai

Trong thời kỳ đầu mang thai, việc bộ phận sinh dục của chó cái bị chảy máu với một lượng nhỏ cũng là một hiện tượng hết sức bình thường và diễn ra khá phổ biến mà chủ nuôi không cần quá lo lắng.

Tình trạng này nếu xuất hiện ở cuối thai kỳ kèm theo dịch nhầy thì đó lại dấu hiệu khá rõ rệt cho thấy cún cưng nhà bạn sắp bước vào thời kỳ sinh nở.

Tuy nhiên, việc chảy máu nếu diễn ra với tần suất liên tục và nhiều trong suốt thai kỳ thì cần lưu tâm đến vấn đề cún cưng có thể bị sảy thai.

Hình ảnh chó mang thai
Hình ảnh chó mang thai

1.3. Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục sau khi sinh

Sau khi hoàn tất cuộc đẻ, việc chảy máu ở bộ phận sinh dục cái cũng là một điều hết sức bình thường. Đây là những dịch tiết ra từ âm đạo và không có gì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

1.4. Chó bị chảy máu khi đi tiểu

Đây có thể là một trong những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Trong những trường hợp này, cún thường có biểu hiện khá đau đớn khi đi tiểu đồng thời lượng máu chảy ra cũng không quá nhiều, thường là xuất hiện ở đầu hoặc cuối quá trình tiểu mà thôi.

1.5. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục cái cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: 

  • Có khối u ở vùng âm đạo. Các khối u này thường khá lớn và rất dễ để nhận biết bằng mắt thường.
  • Chó bị viêm âm đạo hoặc do liếm láp vùng kín nhiều.

2. Cách chăm sóc chó cái khi bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Có thể thấy, việc chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo đó, việc chăm sóc cún khi bị chảy máu ở bộ phận sinh dục nên được thực hiện đúng cách như sau:

2.1. Chăm sóc chó cái trong chu kỳ kinh nguyệt

Đây là thời kỳ mà cún cưng khá nhạy cảm cũng như có như mệt mỏi về mặt thể chất nên việc chăm sóc cần chú ý như sau:

  • Chăm sóc cún một cách nhẹ nhàng: kiên nhẫn, giúp cún có tinh thần thoải mái và vui vẻ nhất.
  • Hạn chế tắm cho cún: không tắm thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh như: nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng âm đạo từ nước tắm.
  • Dùng băng vệ sinh cho chó cái: Để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cún cưng cũng như hạn chế tình trạng viêm nhiễm có thể dùng băng vệ sinh hoặc bỉm dành riêng của chó đồng thời vệ sinh khu vực âm đạo cho cún hàng ngày một cách đúng cách.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho cún: việc này nhằm tăng cường sức khỏe thể chất cũng như sức đề kháng cho cún cưng. Nhưng cần tuyệt đối tránh cho cún ăn các thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến trong thời kỳ này. Và nên cho chó cái uống nước hàng ngày.
  • Vệ sinh nơi ở của chó cái: Giữ gìn không gian sinh hoạt và vui chơi cho cún một cách sạch sẽ để hạn chế tình trạng vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm và dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng.
  • Lưu ý về tình trạng của bé: Nếu thấy cún có những biểu hiện bất thường, nên đưa cún đến các phòng khám, bệnh viện thú y ngay để được khám chữa và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đóng bỉm cho chó trong thời kỳ kinh nguyệt
Đóng bỉm cho chó trong thời kỳ kinh nguyệt

2.2. Chăm sóc chó cái khi đi tiểu ra máu

Trong trường hợp chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục cái khi đi tiểu, phương án tốt nhất là bạn nên đưa cún đến ngay các phòng khám, bệnh viện thú ý trong vòng 24h giờ đầu kể từ khi phát hiện triệu chứng.

Điều này sẽ giúp cún cưng nhà bạn được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất để từ đó có những biện pháp điều trị và can thiệp kịp thời giúp tình trạng bệnh của cún không diễn biến nghiêm trọng hơn đồng thời hồi phục một cách nhanh chóng.

3. Kinh nghiệm chăm sóc bộ phận sinh dục chó cái

Ngoài những biện pháp chăm sóc cho cún khi xuất hiện tình trạng chảy máu ở bộ phận sinh dục cái trên, để ngăn ngừa cún cưng không bị viêm nhiễm âm đạo, bạn cũng nên lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Đảm bảo nơi ở của cún luôn được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng và khử khuẩn định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng.
  • Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh bộ phận sinh dục cho cún cưng một cách nhẹ nhàng, đúng cách.
  • Ngoài ra, các dụng cụ đựng thức ăn, nước uống của cún cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn để hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho chó cái
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho chó cái

Như vậy, qua bài viết trên, Kimipet đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến hiện tượng chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục cái một cách chi tiết nhất. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để biết cách xử trí cũng như chăm sóc cún đúng cách hơn khi gặp hiện tượng này.

0836305555